Khám phá ngọn núi lửa vĩnh cửu cháy 6000 năm không dứt
Núi lửa được hình hành từ nham thạch sâu bên trong lòng đất. Thông thường các núi lửa sẽ có đợt phun trào. Kéo theo đó là sản sinh ra 1 lượng khói bụi khổng lồ. Dung nham được phun trào. Sức phá hủy của nó được cho là vô cùng khủng khiếp. Trong quá khứ từng có rất nhiều vụ núi lửa phun trào cướp đi sinh mạng ngàn người. Tuy nhiên đến ngày nay. Không còn quá nhiều các ngọn núi lửa còn hoạt động. Đa phần chúng đều đã tắt và không có dấu hiệu tái sinh. Thế nhưng ở vùng đất nọ. Vẫn còn 1 ngọn núi lửa vĩnh cửu. Lí do là vì ngọn núi nãy đã cháy hơn 6000 năm cho đến ngày nay. Sự tồn tại của nó đã khơi dậy sự hứng thú của rất nhiều nhà khoa học.
Ngọn núi lửa lâu đời nhất trên thế giới cho đến ngày hôm nay
Một vỉa than dài khoảng 30 m nằm dưới núi Wingen thuộc bang New South Wales ở Australia. Nó đã cháy liên tục suốt 6.000 năm qua. Và khiến nơi này có biệt danh nổi tiếng là núi Burning (núi Cháy).
Những vỉa than cháy dưới lòng đất vốn không phải là điều hiếm gặp. Trên thực tế, các chuyên gia ước tính có khoảng 1.000 vỉa than như vậy. Chúng đang cháy âm ỉ trên khắp trái đất.
Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào. Những đám cháy như thế thường xảy ra ở những nước giàu mỏ than. Và sẽ sớm được dập tắt chỉ trong vài ngày. Lâu lâu nhất trong một tháng.
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Mỏ than Jharia của Ấn Độ đã cháy liên tục suốt 100 năm qua là một ví dụ. Nhưng nó chưa là gì với vỉa than ở Australia khi cháy suốt 6.000 năm qua.
Núi Burning là vỉa than cháy tự nhiên duy nhất ở Australia. Và đồng thời cũng là mỏ than lâu đời nhất thế giới. Những thổ dân nguyên thủy ở vùng đất này. Đã từ lâu kể cho nhau chuyện truyền thuyết về núi Cháy. Họ cho rằng đó là những giọt nước mắt rực lửa của người phụ nữ bị Biami. Là vị Thần bầu trời biến thành đá.
Trong khi đó, với các nhà thám hiểm, đây là dấu hiệu của hoạt động núi lửa. Nhưng trên thực tế, nó chỉ là vỉa than nằm sâu dưới lòng đất chừng 30 m và vẫn âm ỉ cháy.
Ngọn núi lửa thu hút nhiều khách du lịch
Không ai biết chính xác ngọn lửa bắt đầu thế nào, nhưng giới khoa học tin rằng, đó hẳn là kết quả từ một vụ sét đánh hoặc một đám cháy rừng từ hàng nghìn năm trước.
Quá trình cháy chậm khiến đất xung quanh bị bạc màu và bề mặt đất không bằng phẳng. Thảm thực vật ở khu vực cũng bị ảnh hưởng khiến nơi này càng trơ trụi và cằn cỗi.
Mỗi năm, ngọn lửa lại dịch chuyển dần về phía nam với tốc độ khoảng 100 cm. Người ta tin rằng nó đã bao phủ một diện tích kéo dài khoảng 6.5 km.
Mùi khét của lưu huỳnh cháy tồn tại trong không khí xung quanh và con người có thể cảm nhận được hơi nóng từ ngọn núi dưới lòng đất. Nhiều người lo ngại, ngọn lửa này tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh do thải ra lượng khí CO2 khổng lồ mỗi ngày.
Bất chấp vẻ bề ngoài có phần xơ xác, núi Burning vẫn trở thành điểm hút khách du lịch, với hàng nghìn người đổ về nơi này để chứng kiến ngọn lửa than liên tục cháy lâu đời nhất thế giới.
Nguồn : Dantri.vn