Na Uy sẽ bơm một lượng lớn CO2 xuống dưới đáy biển

Na Uy sẽ bơm một lượng lớn CO2 xuống dưới đáy biển

Cùng với sự phát triển của xã hội là sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học nhiều ngành nghề đã bước vào thời kì tiến bộ vượt bậc so với trong quá khứ. Có thể kể đến ngành công nghiệp dầu khí như 1 ví dụ. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học, việc khai thác dầu đã trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời cũng đạt được hiệu suất tốt hơn. Mới đây Na Uy đã tuyên bố sẽ bơm hàng triệu tấn CO2 xuống dưới đáy biển. Quyết định này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình khai thác dầu. Cụ thể hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quyết định bơm hàng triệu tấn CO2 xuống dưới đáy biển

Na Uy sẽ bơm một lượng lớn CO2 xuống dưới đáy biển

Chính quyền Na Uy vào hôm 15/12 đã phê duyệt một dự án lưu trữ CO2 khổng lồ dưới Biển Bắc. Việc này trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon trong khí quyển.

Dự án mang tên Northern Lights sẽ giúp thu giữ CO2 hóa lỏng từ các công ty công nghiệp ở Na Uy. Sau đó sẽ bơm xuống thành tạo địa chất nằm sâu 2.600 m bên dưới đáy biển. Nơi mà chúng sẽ bị mắc kẹt vĩnh viễn. Mục tiêu ban đầu là có thể lưu trữ 1,5 triệu tấn CO2 vào năm 2024. Thế nhưng sau này con số ấy có thể tăng lên 5 triệu tấn mỗi năm.

Một ngày sau khi dự án được thông qua, chính phủ Na Uy đã đồng ý tài trợ 80% trong số 750 triệu USD. Con số này nằm trong chi phí cho giai đoạn đầu tiên. Tập đoàn dầu khí khổng lồ Equinor của Na Uy, Total của Pháp và Shell của Anh và Hà Lan sẽ lần lượt là các đối tác của dự án.

Na Uy sẽ bơm một lượng lớn CO2 xuống dưới đáy biển

Trong giai đoạn đầu tiên, CO2 sẽ được lấy từ một nhà máy xi măng ở Brevik, sau đó vận chuyển đến Biển Bắc bằng tàu thủy và cuối cùng được bơm xuống một bể chứa dưới đáy biển thông qua hệ thống đường ống. Trong giai đoạn tiếp theo, dự án có thể thu giữ CO2 từ một lò đốt chất thải ở thủ đô Oslo.

Bơm CO2 xuống đáy biển nhằm chống biến đổi khí hậu

Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào năm 2018. Thì công nghiệp xi măng là ngành tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba trên thế giới. Chúng chiếm tới 7% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu.

Na Uy đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính từ 50 đến 55% vào năm 2030. Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Tina Bru nhấn mạnh việc thu giữ và lưu trữ carbon là cần thiết để đạt được các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu trong Hiệp định Paris.

Na Uy sẽ bơm một lượng lớn CO2 xuống dưới đáy biển

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng toàn cầu. Sự ảnh hưởng của nó in dấu trên tất cả mọi mặt của đời sống. Chính vì vậy, chúng ta cần chung tay để chống lại nó. Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu đến từ nền công nghiệp đang ngày 1 phát triển. Chính điều này đã thải ra 1 lượng khói bụi và rác thải khổng lồ. Làm xáo trộn sự cân bằng của thiên nhiên. Gây ra hậu quả nặng nề cho cuộc sống và sức khỏe con người. Đáng buồn hơn hiện tượng này càng một trầm trọng. Nó đến từ sự thờ ơ vô trách nhiệm của con người. Không ý thức được tầm quan trọng của vấn đề và rũ bỏ trách nhiệm của bản thân.

Nguồn : Vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *