Top những di sản văn hóa và di sản thiên nhiên của Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á. Vốn là một vị trí địa lí mà ở đó nền khí hậu hài hòa, đất đai màu mỡ phù sa. Có núi, có biển, sự đa dạng sinh thái biểu hiện rất rõ ở từng vùng từng miền rải dài khắp đất nước hình chữ S này. Việt Nam sở hữu rất nhiều cảnh đẹp nên thơ trữ tình. Điều này đã được bạn bè năm châu khám phá và công nhận. UNESCO đã không ít lần công nhận những mỹ cảnh ở nước ta là di sản thiên nhiên thế giới và di sảnh văn hóa. Cùng nhau tìm hiểu về những danh lam thắng cảnh nổi tiếng này nhé.
Mục lục
Vịnh Hạ Long
Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới; với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ. Lần thứ hai, vào ngày 2/12/2000 Vịnh Hạ Long tiếp tục được công nhận; là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo.
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào ngày 03/07/ 2003 với tiêu chí về địa chất, là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất.
Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tại hội nghị lần thưa 23 của Ủy ban di sản Thế giới ngày 1/12/1999; đã công nhận khu di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí; là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa; những ảnh hưởng bên ngoài đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo. Và tiêu chí phản ánh sinh động tiến trình phát triển; của văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
Đô thị Hội An
Ngày 4/12/1999 UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An; là Di sản Văn hóa Thế giới dựa trên hai tiêu chí; là di sản nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ; tại một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn trọn vẹn.
Quần thể di tích Cố đô Huế
Hội nghị lần thứ 17 của ủy ban Di sản Thế giới ngày 11/12/1993 đã công nhận; Khu Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí; Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật; của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất đỉnh cao của nó vào đầu thế kỉ XIX. Là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội
Ngày 31/07/2010, tại kì họp lần thứ 34, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận; khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí; minh chứng cho sự giao lưu ảnh hưởng chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc; và Vương quốc Champa ở phía nam; tiêu chí minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng. Đó là trung tâm quyền lực từ thế kỉ VII cho đến tận ngày nay; và tiêu chí: liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa- lịch sử quan trọng.
Thành nhà Hồ
Kì họp lần thứ 35 của ủy ban Di sản Thế giới vào ngày 27/06/2011 ở Paris; đã chính thức đưa Thành nhà Hồ vào danh mục di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới với hai tiêu chí; là biểu hiện rõ rệt của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt nam và các quốc gia Đông Á; Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XX. Và tiêu chí là ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc Hoàng thành; biểu hiện cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông. Vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.
Quần thể danh thắng tràng An
Tràng An đã trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới sau cuộc họp lần thứ 38 của UNESCO tại Doha, Quatar theo các tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và các giá trị đại chất, địa mạo. Như vậy, Tràng An đã trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công nhận.
Công viên đá Đồng Văn
Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu với hàng loạt di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao
Nguồn: Quydisan.org.vn