Mã Pì Lèng Panorama cải tạo lại vẫn gây xôn xao dư luận

Mã Pì Lèng Panorama cải tạo lại vẫn gây xôn xao dư luận

Mã Pì Lèng Panorama công trình nhận được nhiều chú ý của dư luận hiện nay. Trước đó, vào hồi tháng 10 – 2019 dư luận xôn xao về một cồng trình nhà nghỉ có tên là Mã Pì Lèng Panorama; hiên ngang xuất hiện ngay giữa đèo Mã Pì Lèng. Nhiều người cho rằng việc xây dựng nhà nghỉ Mã Pì Lèng; đã phá vỡ cảnh quang núi rừng hoang xơ thơ mộng của đèo Mã Pì Lèng.

Và dưới sức ép của dư luận, Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Hà Giang đã vào cuộc kiểm tra. Và kết quả thấy rằng công trình Mã Pì Lèng đã mắc rất nhiều sai phạm; như không có giấy chứng nhận đầu tư; không có giấy cho phép chuyển đổi mục đích đất trồng cây sang đất thổ cư; và không có cả giấy phép xây dựng của tỉnh UBND tỉnh Hà Giang.

Và đến ngày 18-7-2020 công trình nhà nghỉ Mã Pì Lèng; đã được Văn Phong UBND tỉnh Hà Giang tiến hành tháo dỡ và cải tổ lại. Tuy nhiên, đến nay sau khi cải tổ lại công trình Mã Pì Lèng Panorama; vẫn tiếp tục gây ra ồn ào dư luận vì việc cải tạo vẫn nhiều bất cập.

Công trình nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama trước khi cải tạo

Có dấu hiệu cơi nới, đang cải tạo đã tấp nập đón khách

Theo đó, thay vì cải tạo thành điểm dừng chân ngắm cảnh; theo chủ trương của lãnh đạo tỉnh Hà Giang thì công trình này lại có dấu hiệu cơi nới; với quy mô lớn hơn. Đặc biệt, dù đang trong quá trình cải tạo nhưng nơi này; đã tấp nập đón khách đến ngắm cảnh, uống cà phê.

Theo quan sát của nhiều khách du lịch, về mặt kết cấu, công trình vẫn giữ nguyên 7 tầng nhà; gồm 2 tầng nằm trên mặt đường và 5 tầng xây dọc xuống sườn núi. Chỉ khác là màu sơn tường đã được thay đổi; từ những gam màu sặc sỡ sang màu xám của đá. Phần nóc công trình được xây cao hơn; và lợp mái tôn thay vì mái bằng như trước đây.

Công trình nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama sau khi cải tạo

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng – Ban thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam; người được UBND tỉnh Hà Giang tham vấn ý kiến trong hội nghị; tìm phương án cải tạo công trình Mã Pì Lèng Panorama hồi tháng 3/2020 cho biết; các kiến trúc sư thực hiện việc cải tạo công trình này chưa giỏi; nên công trình bị to lớn quá. Kiến trúc ở đây phải mang tính bản địa; phải lợp ngói âm dương và mang tính thân thiện để đúng nghĩa là một trạm dừng chân.

Ý kiến của chuyên gia về công trình nhà nghỉ Mã Pí Lèng

“Qua tham vấn ý kiến của hội đồng chuyên gia tại hội nghị hồi tháng 3/2020; rồi mà kiến trúc của công trình này vẫn không đạt được hiệu quả như mọi người mong muốn. Người ta nhìn thấy công trình này không đại diện, không đặc sắc cho văn hóa của Hà Giang. Cảm giác như đó là một ngôi nhà của đồng bằng Bắc Bộ mang lên”, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quang Đồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông cho rằng; một điểm dừng chân ngắm cảnh; mà có phòng lưu trú là vượt quy mô của một điểm ngắm cảnh thông thường. Và lãnh đạo tỉnh Hà Giang cần phải có hình thức xử lý cứng rắn; chứ không thể để điều này kéo dài trong lùm xùm. Bởi nếu chấp nhận một điểm như thế này mọc lên; thì rất dễ để các điểm khác mọc lên.

Bộ VHTT&DL sẽ cho kiểm tra việc cải tạo

Trao đổi về vấn đề này, phía lãnh đạo Bộ VHTT&DL cho biết; với chức năng và quyền hạn của một cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản; Bộ đã nhiều lần có văn bản gửi tỉnh Hà Giang. Phía tỉnh Hà Giang cũng đã hứa sẽ tham vấn ý kiến của Bộ; để tìm ra các giải pháp đồng bộ và hợp lý.

Công trình nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama bề thế phá vỡ cảnh quan

Tuy nhiên, trước sự việc mới phát sinh về việc cải tạo Mã Pì Lèng Panorama; Cục Di sản văn hóa sẽ tiếp tục xem xét việc cải tạo địa điểm này có đúng với quy định; và sẽ có văn bản gửi tỉnh Hà Giang để chấn chỉnh nếu phát hiện sai phạm.

Theo Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, để đáp ứng được chiến lược phát du lịch bền vững; tỉnh Hà Giang nên có kế hoạch quy hoạch kiến trúc cả cung đường Hạnh Phúc. Vì trên cung đường này không chỉ có mỗi điểm ở Mã Pì Lèng; mà còn có rất nhiều điểm khác. Và cảnh quan của cung đường này nói riêng; cảnh quan của Hà Giang đang rất hấp dẫn du khách. Phải làm sao để hấp dẫn du khách nhưng cũng mang lại nhiều tiện ích khi đến đây du lịch.

“Phải làm sao cho du khách khi đến đây thấy được mùi thơm của hoa tam giác mạch;mùi thơm của rượu ngô, mùi thơm của những bữa cơm chiều… như cửa ngõ đón người ta đến. Đó mới chiến lược thành công của du lịch bền vững.

Nên giữ nguyên vẹn bản sắc Hà Giang để thu hút khách du lịch

Thực tế, khi thực địa, tôi biết, ngoài Mã Pì Lèng Panorama này; thì còn có rất nhiều nơi người ta chọn làm điểm dừng chân. Phải đặt câu hỏi tại sao người ta lại rất thích đến nơi này? Vì chúng ta hiểu trạm dừng chân không đầy đủ nên chúng ta chưa định hướng cho người ta được.

Nhu cầu hưởng thụ của khách du lịch là rất lớn, chỉ tiếc là kiến thức của chúng ta chưa đáp ứng được điều đó. Nếu chúng ta làm tốt được quy hoạch này; trên cơ sở văn hóa bản địa của Hà Giang thì phải có tầm nhìn xa mới được. Nếu chúng ta cứ loanh quanh mãi với Mã Pì Lèng Panorama; thì vẫn chưa giải quyết được hết bài toán phát triển du lịch và kinh tế”, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng.

Nguồn: Dantri.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *