3 Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Sống Mãi Với Thời Gian

3 Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Sống Mãi Với Thời Gian

Văn học Việt Nam luôn luôn được đánh giá cao và đem lại nhiều sự thành công. Đặc biệt kho tàng văn học vô cùng rộng lớn và rất nhiều tác phẩm kinh điển. Tuy nhiên, với những ai yêu thích văn học Việt Nam thì không thể xa lạ với 3 tác phẩm văn học dưới đây. Những tác phẩm đều mang tính mẫu mực và đậm chất nhân văn sâu sắc. Đồng thời qua bao nhiêu năm vẫn giữ được nguyên giá trị và trường tồn mãi với thời gian. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về những tác phẩm này thì cùng theo dõi bài viết này nhé!

Chí Phèo – Tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao

Chí Phèo là một tác phẩm nổi tiếng của nhà Nam Cao và được nhiều người biết đến. Ngoài cái tên Chí Phèo thì tác phẩm còn có tên gọi khác như cái lò gạch cũ hay đôi lứa xứng đôi. Và tác phẩm Chí Phèo cũng là một trong những tác phẩm Việt Nam đã được chuyển thể thành phim do NSND Phạm Văn Khoa làm đạo diễn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm đặc sắc thông qua phần tiếp theo dưới đây.

Tác phẩm văn học Chí Phèo

Nội dung tác phẩm

Tác phẩm khắc họa rõ nét về nhân vật tên Chí. Từ một chàng trai nông dân lương thiện sống tại làng Vũ Đại đến bị ép sống một cuộc không biết đến lương chi. Tất cả đều do chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến gây ra. Đồng thời, cũng là do Bá Kiến đại diện của tầng lớp áp bức, thống trị lúc bấy giờ. Người đã đẩy một người nông dân lương thiện và hiền lành vào vực sâu của những tội lỗi. Hơn nữa là người nông dân đó không được hưởng một chút quyền nào của con người.

Những cái nhìn về xã hội mà “Chí Phèo” làm rõ

Đầu tiên đó là một cái nhìn khái quát về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8 những năm 1945. Và tác phẩm làm nổi bật lên sự xung đột giữa 2 tầng lớp lúc bấy giờ. Đó là tầng lớp nông dân và tầng lớp thống trị.

Chí Phèo là đại diện cho tầng lớp nông dân với vai trò là một người nông dân. Người này bị áp bức, đày đọa đến nỗi không màng đến sự đời. Từ đó Chí Phèo được dân làng coi là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tuy nhiên, khi mà Chí Phèo gặp được Thị Nở trong một ngày bình thường. Điều này đã giúp Chí Phèo thoát khỏi các cơn say rượu và con người lương thiện sau bên trong Chí Phèo đã được đánh thức. Nhưng được làm người lương thiện không bao lâu thì chính cái xã hội thối nát đó vẫn ép con người vào bước đường cùng. Và chính cái kết của tác phẩm đã mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm dành cho người đọc.

Tác phẩm Tắt đèn

Tác phẩm Tắt đèn

Tắt đèn là một tác phẩm khá thành công của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây cũng là một tác phẩm phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến cũng như sự khó khăn tột cùng của người nông dân lúc bấy giờ. Hiện thực ấy ra sao, người nông dân khổ cực như thế nào sẽ được giải bày qua nội dung sau đây.

Nội dung của tác phẩm văn học Tắt Đèn

Tắt Đèn là tác phẩm kể về nhân vật chị Dậu. Là một người đẹp gái, giỏi giang và sinh sống trong một gia đình trung lưu. Đó là những gì trước khi lấy chồng, nhưng sau khi có chồng và trải qua đám tang của mẹ, em trai của anh Dậu, tiền lo cho việc đó quá nhiều nên không đủ trang trải cho cuộc sống. Không chỉ dừng tại đó, bi kịch lại đến với nhà chị Dậu. Anh Dậu mắc bệnh, không thể làm được gì, mọi công việc trong và ngoài nhà đều do một mình chị Dậu gánh vác.

Tiếp đến mùa sưu thì chị Dậu phải đi khắp nơi để mượn tiền. Đến nỗi phải bán phải bán con mình đi trả nợ. Cuối cùng cũng không trả được chị bị bắt lên quan huyện. Tuy nhiên, tên quan huyện lại là một kẻ háo sắc định ra tay sàm sỡ chị. Một lần nữa chị lại vùng lên và bỏ chạy. Sau đó chị được quan cụ trên tỉnh cưu mang nhưng làm việc một thời gian, quan cụ định mò vào buồng của chị định dở trò đồi bại. Chị lại chạy và tác phẩm kết thúc.

Sự thật về xã hội lúc bấy giờ thông qua tác phẩm văn học này

Đầu tiên phải nói đến là hiện thực vô cùng thối nát của xã hội lúc bấy giờ. Cho dù người chết hay người đau vẫn phải nộp thuế sưu. Đồng thời nói lên sự đâu khổ, đau thương và cùng cực nhất của người phụ nữ thời đó. Từ đầu đến cuối câu chuyện không có một tia sáng nào le lói trong cuộc sống của chị Dậu.

Ngoài ra, tác phẩm Tắt Đèn là một trong những tác phẩm có ý nghĩa sâu xa về lịch sử. Và đây cũng là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển được chuyển thể thành phim.

Bước đường cùng – Tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Công Hoan

Tác phẩm Bước đường cùng được viết bởi tác giả Nguyễn Công Hoan.

Tác phẩm bước đường cùng

Nội dung của “Bước đường cùng”

Truyện kể về một cuộc đời đầy đau khổ của anh Pha trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Anh Pha là một chàng trai khỏe mạnh, có một gia đình và một đứa con.  Với sức mạnh, cộng thêm vóc dáng và tính chăm chỉ, cần cù thì đời sống của gia đình anh Pha cũng không đến nỗi phải quá khó khăn và vất vả. Tuy nhiên, tên địa chủ Nghị Lại đã cấu kết với những tên quan trên để cố gắng ra sức vơ vét của cải của người dân càng nhiều càng tốt. Vì vậy, Pha phải bán đi ruộng và gánh hàng xén của vợ mình.

Rồi một ngày nạn đói ùa tới, mưa lũ ngập trời, dân trong làng mắc phải dịch tả. Vợ và con Pha cũng lần lượt ra đi vì bệnh dịch. Nhưng Pha không tin vì bệnh mà vợ con mình mất. Mà Pha nghĩ đó là do phù phép. Vì vậy, Pha rơi vào sự mê tín và bắt buộc phải đóng thêm lệ làng. Đến cuối mùa gặt Pha trắng tay không con gì, Nghị Lại gọi Pha đến để đời nợ. Không có tiền để trả nợ, Pha đành phải bỏ làng xóm và quê hương để ra đi.

Sự phản ảnh về xã hội phong kiến

Tác phẩm phản ánh một thực trạng đặc trưng của chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến. Đại diện cho tầng lớp áp bức đã kiếm hết đi của cải của người nông dân. Còn những người thuộc tầng lớp nhân dân lại bị ép đến đường cùng, phải bán tất cả những gì mình có để trả nợ.

Đây là top 3  những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển nhất. Phản ánh đúng những thực trạng đang xảy ra ở xã hội lúc bấy giờ và mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Ngoài 3 tác phẩm trên còn rất nhiều những tác phẩm văn học nổi tiếng khác.

Nguồn: Hoinhavanvietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *