Rực rỡ muôn màu khi Tết đến xuân về ở khắp nới trên thế giới
Dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam chúng ta chính là Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên Đán. Nét đẹp truyền thống này đã được lưu truyền và gin giữ biết bao đời nay. Có lẽ ai cũng niết, mâm cỗ ngày Tết là mâm cỗ linh đình và ấm áp nhất; phong cảnh ngày Tết là những sắc màu đẹp đẽ và rực rỡ nhất. Không chỉ ở Việt Nam mà ở những quốc gia còn sử dụng lịch âm đều rất coi trọng Tết Nguyên Đán. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem ở những nơi đó, ngày đầu năm âm lịch có gì đặc sắc nhé!
Mục lục
Trung Quốc
Tết Âm lịch là ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Đó là dịp để gia đình sum họp, quây quần sau một năm dài vất vả. Tết truyền thống của người Trung Quốc sẽ diễn ra trong 15 ngày và mỗi ngày đều mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, 3 ngày đầu tiên của năm mới là quan trọng nhất.
Mùng một, bắt đầu ngay sau Giao thừa, là ngày đón các vị thần. Nhiều người, đặc biệt là các Phật tử, sẽ kiêng ăn thịt và tránh sát sinh. Một số người cũng tin rằng, việc đốt lửa và sử dụng dao vào ngày đầu năm mới sẽ làm họ dông cả năm. Vì thế, những món ăn dành cho ngày hôm đó đều là những món được chế biến từ ngày hôm trước. Mùng một còn là ngày để con cháu trong nhà bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ.
Mùng hai còn gọi là ngày khởi đầu của năm mới. Vào ngày này, những người phụ nữ đã lấy chồng sẽ trở về nhà thăm bố mẹ đẻ; người thân và bạn bè (theo truyền thống, phụ nữ đã xuất giá sẽ không có nhiều cơ hội trở về nhà thăm bố mẹ thường xuyên).
Mùng 3 là ngày hóa vàng. Vào ngày này, mọi người thường đi chùa để cầu những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và gia đình. Bởi theo quan niệm, đây không phải là một ngày thích hợp để tiếp khách hoặc tới thăm ai đó.
Việt Nam
Tết Âm lịch tại Việt Nam còn được gọi là Tết Nguyên Đán hoặc Tết Cả. Cũng như nhiều nước thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước, người Việt rất coi trọng dịp này. Vì Tết Cổ truyền của người Việt được tính theo chu kỳ của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán sẽ đến sau Tết Tây.
Cách tính lịch âm của người Việt cũng khác đôi chút với cách tính của người Trung Quốc; nên Tết Nguyên Đán đôi khi không trùng với tiết xuân ở Trung Quốc và các quốc gia khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Việc sửa soạn Tết thường bắt đầu từ 23 tháng Chạp, Tết ông Công ông Táo.
Giao thừa là thời khắc quan trọng. Theo tục lệ, các gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm lễ để cúng Giao thừa, một ở trong nhà và một ở ngoài trời. Mâm lễ cúng Giao thừa ở ngoài trời sẽ dành cho các vị thần còn mâm lễ ở trong nhà là để cúng bái tổ tiên.
Ngoài các hoạt động như du xuân, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, hái lộc,… Người Việt còn có tục lệ dựng cây nêu trong dịp Tết với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và những điềm gở. Ngày dựng nêu sẽ trùng với ngày tiễn ông Công; ông Táo về trời (tức 23 tháng Chạp) và ngày hạ nêu là mùng 7 tết.
Hàn Quốc
Ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc chính là Tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal. Theo quan niệm, đây là ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa; những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành.
Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống. Vào những ngày này, người Hàn Quốc thường mặc loại trang phục truyền thống Hanbok.
Nghi lễ đầu tiên, gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Trên bàn thờ, gia chủ bày biện nhiều món ăn. Sau đó, các thành viên trong gia đình sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên. Tiếp đến là nghi lễ Sebae. Lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi gọi là Sebaedon. Số tiền này đại diện cho lời chúc thành công trong cuộc sống của các bậc bề trên dành cho con cháu.
Mông Cổ
Một trong hai dịp lễ lớn nhất ở Mông Cổ chính là Tết Âm lịch; còn gọi là Tsagaan Sar hay Tết Tháng Trắng, và Tết Naadam. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài và lạnh lẽo; đón chào một mùa xuân mới mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.
Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa; chuồng trại để đón năm mới “sạch sẽ”. Thậm chí, trước đêm Giao thừa, họ còn rửa bát với sữa ngựa.
Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng. Người lớn tuổi sẽ nhận những lời chúc từ thành viên trong gia đình, trừ vợ hoặc chồng của họ.
Singapore
Singapore với khoảng 80% dân số là người Hoa nên nước này rất coi trọng Tết Âm lịch. Việc chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại này bắt đầu trước đó một vài tuần. Các gia đình sẽ mua sắm quần áo mới và dọn dẹp nhà cửa.
Phần quan trọng nhất của năm mới chính là bữa cơm tất niên của cả gia đình vào đêm Giao thừa. Dù bữa cơm đó là ở nhà hay ở nhà hàng thì cá vẫn là món ăn không thể thiếu. Họ cho rằng, ăn cá vào đầu năm sẽ mang lại may mắn.
Trong dịp Tết, những người đã lập gia đình sẽ mừng tuổi ông bà, bố mẹ và những đứa trẻ trong gia đình. Tiền mừng tuổi tại Singapore được gọi là “ang pow”. Ngoài những bao lì xì, họ còn trao nhau những quả quýt chín mọng; tượng trưng cho sự may mắn. Điều đặc biệt, tất cả những món quà đó đều phải có đôi, có cặp; bởi người Singapore tin rằng số lẻ sẽ đem về sự xui xẻo.
Cũng như Trung Quốc, Tết Âm lịch tại quốc đảo này diễn ra trong 15 ngày. Nhưng hai ngày đầu tiên là quan trọng nhất. Vào ngày này, các gia đình sẽ tới thăm người thân và bạn bè hoặc tham gia những hoạt động thú vị.
Nguồn: Nhigia.vn