Vật liệu rải đường làm từ rác thải : Tưởng đùa nhưng thật
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng 1 trầm trọng. Và gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe con người. Mỗi năm thế giới lại ghi nhận thêm 1 con số kỉ lục về lượng rác thải ra. Rác thải đang thực sự là 1 bài toán khó nhằn với người dân. Bởi ta đều biết rác thải là thứ rất khó để phân hủy. Ước tình cần mất tới 300 năm để 1 túi nilon được phân hủy hoàn toàn. Trong khi đó 1 ngày lượng rác thải ra là vô cùng nhiều.
Từ hiện thực ấy đòi hỏi con người cần phải có cách giải quyết. Ngày nay người ta áp dụng rất nhiều biện pháp để tái chế lại từ rác. Mới đây các nhà khoa học đã tạo ra 1 loại vật liệu mới từ rác thải. Đặc tính của chất liệu mới này rất bền. Dự tính có thể ứng dụng trong việc rải đường. Cụ thể thì hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu thêm nhé.
Vật liệu mới ra đời từ rác thải – biện pháp tái chế hoàn hảo và hiệu quả.
Vật liệu tổng hợp mới sẽ có độ kết dính cao, có tính đàn hồi. Có thể chống chịu tốt trong nhiều điều kiện thời tiết.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov (PRUE), Nga. Họ đã tạo ra vật liệu bền từ rác thải tái chế, Sputnik News hôm 17/12 đưa tin. Họ tin rằng điều này sẽ giúp làmgiảm khí thải độc hại sinh ra từ quá trình sản xuất polymer. Xuất phát do vật liệu tái chế sẽ thay thế phần nào cho vật liệu mới.
Thành tựu chính của nghiên cứu này là tạo ra vật liệu tổng hợp bitumen-polymer mới. Nó có độ kết dính cao, có tính đàn hồi. Có thể chống chịu tốt hơn trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Vật liệu này có thể dùng để sản xuất hỗn hợp rải đường, đá lát…. Và một số sản phẩm khác.
Vật liệu bền có thể ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau
“Vật liệu mới rất bền. Chúng tôi đã thử nghiệm chất kết dính bitumen cho bê tông nhựa. Chúng tôi cũng đã xác định được tỷ lệ tối ưu của các thành phần khác nhau trong chất kết dính bitumen nhằm đảm bảo hấp thụ bức xạ điện từ vi sóng hiệu quả và tạo ra mặt đường bê tông nhựa tự lành”, Anatoly Olkhov, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Công nghệ và Vật liệu tổng hợp tiên tiến tại PRUE, cho biết.
“Vật liệu mới sẽ được phát triển nhờ sử dụng các vật liệu polymer tổng hợp hiện đại. Nhờ có các hạt kích thước nano và polymer sinh học tự nhiên”, Olkhov chia sẻ. Việc phát triển vật liệu từ rác thải tái chế. Ví dụ như các bao gói, … Điều này sẽ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng lớn rác thải lâu phân hủy gây ra.
Nhóm nghiên cứu dự định sẽ áp dụng dần những ý tưởng của mình vào việc làm đường. Không chỉ thế mà còn ở các lĩnh vực khác. Nghiên cứu mới này nằm trong dự án “Phát triển công nghệ tái chế vật liệu polymer thứ cấp để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông”.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta. Cần phải hiểu trái đất này mỗi người là 1 cá thể sống trong đó. Vì vậy cần chung tay loại trừ rác thải bằng những hành động tốt.
Nguồn : Vietnamnet.vn