Tết Trung Thu ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

Tết Trung Thu ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, là một trong những lễ hội truyền thống rất được coi trọng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là người châu Á. Dịp Tết này là mọt trong những dịp Tết lớn nhất năm, tổ chức vào ngày trăng tròn và đẹp nhất là 15/8 Âm lịch. Chúng ta vẫn thường thấy hình ảnh những chiếc bánh Trung Thu và các loại đèn lồng, đèn ông sao được bày bán nhộn nhịp vào những ngày cận kề Trung Thu. Vậy còn ở những quốc gia khác, người dân sẽ tổ chức như thế nào?

Tết Trung Thu ở Việt Nam

Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám để cúng Trăng, biếu quà cho người thân, bạn bè; nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức cho trẻ em. Ngoài tên gọi Tết Trung Thu, Rằm tháng Tám; còn có tên Tết Thiếu nhi, Rằm Trung Thu, Tết trông Trăng hay Tết đoàn viên.

Tết trung thu

Vào ngày này, trẻ em sẽ là người cảm nhận được sự hân hoan rõ rệt nhất; bởi những quà bánh, lồng đèn, văn nghệ, hội hè, múa lân được tổ chức cho các em. Không chỉ có trẻ em, người lớn cũng háo hức chuẩn bị mâm cỗ; với bánh nướng, bánh dẻo, trái cây,… để cúng kiếng cho tươm tất. Thời điểm trăng tròn, mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên nhau, thưởng bánh, uống trà; và nói chuyện rôm rả. Những món quà như hộp bánh, lồng đèn,… cũng được trao nhau vào dịp lễ đặc biệt này.

Các món ăn dịp Trung Thu không thể thiếu như: bánh nướng, bánh dẻo, thịt quay, xôi cốm, canh khoai môn,…

Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Trung Thu ở Việt Nam và Trung Quốc khá giống nhau; nhưng mỗi nơi đều có giá trị khác nhau phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, hướng tới những điều tốt đẹp. Đây là một dịp vô cùng quan trọng và ý nghĩa để người thân trong gia đình dù ở xa đến đâu; cũng sẽ về quây quần bên gia đình, dùng chung một bữa cơm sum họp.

Vào thời Đường Huyền Tông, Tết Trung Thu chỉ đơn giản là khi trăng ở độ đẹp và tròn nhất; họ cùng nhau thưởng rượu và ngắm trăng nên còn gọi là Tết ngắm trăng. Nhưng ngày nay, mâm cỗ của người Trung Quốc đã có sự đa dạng hơn; với đủ loại bánh ngon, nổi bật nhất là bánh Trung Thu với hình tròn; biểu tượng cho sự đoàn viên, viên mãn. Bánh ngon khi bên ngoài lớp vỏ được nướng vàng đều; bên trong là vị ngọt bùi, thanh tao của hạt sen, đậu xanh hay béo thơm của trứng muối.

Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Cũng như ở Việt Nam, trẻ em Trung Quốc sẽ được hưởng một mùa Trăng đầy ấm áp với những tiết mục rước đèn, xem múa lân, ăn bánh. Bên cạnh đó còn có cho những hoạt động khá thú vị và đặc sắc riêng; như: tế trăng, thả đèn hoa đăng, thưởng rượu, giải câu đố.

Tết Trung Thu ở Hàn Quốc

Ngoài cái tên được biết đến rộng rãi là Trung Thu, ở Hàn Quốc; người dân địa phương còn gọi dịp lễ này là “Ngày lễ tạ ơn” nhằm tạ ơn tổ tiên; cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ. Vào những ngày quan trọng này; người Hàn Quốc sẽ được nghỉ 3 ngày để về nhà và tề tựu bên những người thân yêu; và gửi cho bạn bè, người thân của họ những món quà xuất phát từ tấm lòng.

Khác với bánh nướng của Việt Nam hay Trung Quốc; người Hàn Quốc chọn món bánh Songpyeon là món bánh tượng trưng cho Trung Thu. Không phải là hình tròn, bánh Songpyeon có hình lưỡi liềm; với ý nghĩa trăng khuyết nào đến đúng chu kỳ cũng sẽ lại tròn; như sự sinh sôi nảy nở, phát triển không ngừng. Ngoài ra, họ còn có những món rượu truyền thống là sindoju hay dongdongju.

Tết Trung Thu ở Hàn Quốc

Bánh Songpyeon được làm từ bột gạo và các nguyên liệu quen thuộc như đậu xanh; đậu đỏ, trà xanh, vừng, mật, đường cùng nhiều màu sắc hấp dẫn như vàng, đỏ, xanh, hồng, tím… Người Hàn Quốc còn đi tảo mộ tổ tiên, chuẩn bị mâm cúng; mặc Hanbok truyền thống và vui chơi cùng nhau nhảy điệu múa Ganggangsullae.

Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Dù không còn sử dụng lịch âm như những nước bạn châu Á; tuy nhiên người Nhật Bản vẫn giữ gìn truyền thống và tổ chức lễ hội Otsukimi;  lễ hội “ngắm trăng” như những gì tổ tông đã làm vào nghìn năm trước. Câu truyện truyền thuyết nổi tiếng ở Nhật Bản vào ngày Trung Thu; là về Thỏ ngọc giã bột làm bánh mochi trên cung trăng.

Vào dịp lễ này, người Nhật Bản sẽ cùng ngắm trăng và ăn món bánh truyền thống thơm ngon Tsukimi Dango; một loại bánh xếp tròn xinh và nhỏ nhắn tượng trưng cho ánh trăng rạng ngời giữa trời Thu. Bánh Tsukimi Dango sẽ được nướng và phủ lên mặt một lớp đường mật óng ánh quyến rũ. Ngoài ra, người Nhật còn ăn khoai lang, hạt dẻ hay mì soba, mì ramen vào dịp này.

Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Các em bé Nhật sẽ được cha mẹ tặng cho chiếc lồng đèn cá chép để cùng bạn bè rước đèn. Với hình tượng cá chép, người Nhật mong muốn các con mình lớn lên sẽ dũng cảm; can đảm, đặc biệt là với các bé trai.

Tết Trung Thu ở Thái Lan

Với truyền thống thờ Phật mạnh mẽ, “lễ cầu trăng” của người Thái Lan cũng là một dịp vô cùng đặc biệt; khi tất cả người già, trẻ em, trai, gái đều phải cùng nhau thành tâm khấn cầu; trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu xin những điều may mắn và tốt đẹp.

Vào dịp lễ này, người Thái sẽ cúng bánh Trung Thu hình quả đào với niềm tin; Bát Tiên sẽ mang những quả đào thơm ngon này đến chúc thọ Quan Âm nơi cung trăng cao quý; để nhận được sự ban phước và điều tốt lành.

Thái Lan

Ngoài bánh Trung Thu quả đào, người Thái còn ăn bưởi; loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy và ngọt ngào.

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *