Top 5 những nhà khoa học Việt Nam có sức ảnh hưởng lớn

Top 5 những nhà khoa học Việt Nam có sức ảnh hưởng lớn

Việt Nam đang ngày càng trở nên mạnh mẽ và có chỗ đứng trong ngành khoa học công nghệ. Các nhà khoa học Việt Nam với những sáng chế và những đồ án khoa học nổi bật đã và đang ngày càng nhiều và chất lượng. Mới đây, tổ chức thông tấn xã lớn nhất thế giới là Thomson Reuters đã công bố danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất đến thế giới; và trong đó có đến 5 nhà khoa học Việt Nam. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem 5 nhà khoa học nổi tiếng đó là ai ngay thôi!

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng chính là một trong hai nhà khoa học được Thomson Reuters vinh danh lần thứ 3. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng vừa là giảng viên Khoa Xây Dựng của trường Đại học Công nghệ TPHCM; vừa là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành CIRTech – Trực thuộc Viện công nghệ cao HUTECH. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng tập trung nghiên cứu về sự phát triển; của các công cụ tính toán mạnh mẽ và mô phỏng chúng trên máy tính. Những nghiên cứu của Phó Giáo Sư đang được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực: Cơ Kỹ thuật, Cơ Sinh học và Vật liệu. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng từng tốt nghiệp Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông từng nhận bằng thạc sĩ trong lĩnh vực cơ học môi trường liên tục và luận án tiến sĩ trong lĩnh vực cơ học tính toán tại Đại Học Liège của Bỉ.

nhà khoa học

GS.TS Nguyễn Sơn Bình

GS.TS Nguyễn Sơn Bình hiện nay đã bước sang tuổi 49 và là nhà khoa học Việt Nam liên tiếp 3 lần; có mặt trong danh sách những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Giáo Sư chuyên nghiên cứu trong ngành thiết kế vật liệu mềm; dành cho ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực: hóa học xúc tác, y học và khoa học vật liệu. GS.TS Nguyễn Sơn Bình đang công tác tại Khoa Hóa của Đại Học Northwestern của Mỹ. Trước đó, Giáo Sư từng tốt nghiệp cử nhân hóa học tại Đại Học PennState nước Mỹ và nhận bằng thạc sĩ tại Viện Công nghệ California. Ông từng có một thời gian dài nghiên cứu sau tiến sĩ theo chương trình của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) tại Viện nghiên cứu Scripps.

GS.TS Nguyễn Sơn Bình nhà khoa học

GS.TS Nguyễn Thục Quyên

GS.TS Nguyễn Thục Quyên là giảng viên khoa học và hóa sinh của Đại Học California, Mỹ. Bà là một nhân tài hiếm có trong việc nghiên cứu về các dụng cụ điện tử hữu cơ. Bà được biết tới là một người phụ nữ đa tài và giỏi giang. Bà từng tốt nghiệp bác sĩ và tiến sĩ tại Đại học Washington, Mỹ bên cạnh việc lấy bằng cử nhân về tâm lý học; và sinh học tại Đại học Nam California. GS.TS Nguyễn Thục Quyên được giới khoa học chú ý và khiến các nhà khoa học khác kính trọng; bởi những đóng góp vô cùng quan trọng của Bà trong phương pháp phẫu thuật mã hóa màu; đây là một phương pháp giúp bác sĩ dễ dàng giải phẫu tách bỏ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể mà không bỏ sót một tế bào nào.

GS.TS Võ Văn Ánh

GS.TS Võ Văn Ánh hiện đang giảng dạy tại Khoa Khoa học và kỹ thuật; ĐH Công nghệ Queensland của Úc – chuyên ngành khoa học toán học, toán học tính toán và ứng dụng. Các dự án nghiên cứu của Ông hiện nay tập trung vào những phương pháp mới; về lý thuyết và ứng dụng của các trường ngẫu nhiên hình cầu (spherical random fields); mô hình ngẫu nhiên của quá trình khuếch tán phi tuyến (spatiotemporal nonlinear diffusion processes); với những đặc điểm đa hệ fractal, ước lượng thống kê và phép xấp xỉ của khuếch tán dị thường; sự khuếch tán và vận chuyển của nước mặn trong tầng ngậm nước vùng ven biển.
nhà khoa học

TS Trần Phan Lam Sơn

So với 4 nhà khoa học, TS Trần Phan Lam Sơn được biết đến là một nhân tố mới . Từng là nghiên cứu sinh tại Hungary năm 1997, TS Trần Phan Lam Sơn làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Khoa học và Công nghệ Nara của Nhật Bản vào năm 2001. Năm 2007, TS Trần Phan Lam Sơn đã trở thành nghiên cứu viên chính tại Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học; và nghiên cứu về hệ gien cây đậu tương của Trung tâm Quốc gia về công nghệ sinh học cây đậu tương; ở Đại Học Missouri – Columbia (Mỹ). Kể từ năm 2009 đến nay, TS Trần Phan Lam Sơn công tác tại Viện Nghiên cứu vật lý và hóa học RIKEN của Nhật Bản.

TS Trần Phan Lam Sơn tập trung giải mã các tín hiệu phân tử; của cây trồng trong phản ứng với các điều kiện hạn mặn và kim loại nặng; cơ chế kiểm soát sự cố định đạm của cây họ đậu trong điều kiện hạn và thiếu phốt pho; những gien chức năng của cây lương thực để tăng năng suất trong các điều kiện bất lợi.

nhà kh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *