Bảo vệ trẻ trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại như hiện nay

Bảo vệ trẻ trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại như hiện nay

Tình hình thời tiết hiện nay đang có những diễn biến vô cùng thất thường. Tại các tỉnh miền Bắc gió lạnh tràn về, nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người. Trong đó có trẻ nhỏ, người cao tuổi và những phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tấn công nhất.

Đặc biệt, vào những tiết trời rét, lành thì cơ thể của trẻ lại càng phải tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét. Do đó các bậc cha mẹ và người thân cũng cần phải hiểu rõ cách bảo vệ trẻ trong những ngày đông một cách tốt nhất. Vậy làm sao để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Thống kê thông tin thời tiết tại các tỉnh phía Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh sẽ tràn về và ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi Bắc Bộ. Sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.

Từ ngày 15/12 các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẽ xảy ra đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay với nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi 8-11 độ C, vùng núi cao dưới 5 độ và có khả năng xảy ra băng giá.

Nên mặc ấm cho trẻ khi cho trẻ ra ngoài

 

Tại khu vực Hà Nội từ ngày 15/12 thời tiết sẽ rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11-13 độ C. Đặc biệt, thời tiết này đột ngột chuyển lạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Trẻ nhỏ cơ thể còn non nớt sẽ tấy dễ mắc bệnh về hô hấp.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ngoài những tác động của thời tiết, chính những thói quen, sai lầm trong việc bảo vệ trẻ nhỏ khi trời lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ đổ bệnh.

Nên bảo vệ trẻ như thế nào trước thời tiết lạnh giá này?

Thời tiết lạnh tràn về và việc bảo vệ sức khỏe là rất quan trọng. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đối tượng có nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên phải làm sao cho đúng cách không phải các bậc cha mẹ nào cũng biết.

Khi đưa trẻ ra ngoài

Không nên cho trẻ ngồi phía trước khi di chuyển ngoài trời lạnh

Khi chở trẻ đi học, đi ra ngoài thì các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ngồi phía trước. Đặc biệt, khi cho trẻ đến trường hoặc hoạt động đi lại cần bảo vệ trẻ, không cho ngồi phía trước xe máy vì rất dễ bị gió lạnh. Các luồng gió lạnh sẽ thổi trực tiếp vào trẻ. Thông thường khi trời lạnh trẻ thường mắc phải các bệnh về hô hấp, cảm lạnh, tiêu chảy… Đặc biệt nguy hiểm đó là viêm đường hô hấp biến chứng viêm phổi.

Cơ thể trẻ dễ mắc bệnh về hô hấp là khi thời tiết lạnh, trẻ hít phải không khí có nhiệt độ thấp điều đó làm hệ hô hấp hoạt động kém nên gây các bệnh về mũi họng.

Lời khuyên của bác sĩ

PGS Dũng cũng chỉ rõ những sai lầm mà phụ huynh gặp phải khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt là trong thời tiết lạnh, không nên lấy nhiệt độ, cảm nhận của người lớn để áp dụng cho trẻ. Có nhiều trường hợp, cha mẹ ủ quá ấm cho trẻ cũng không hề tốt. Tuy nhiên, cha mẹ không giữ ấm quá mức khi trẻ di chuyển ngoài đường. Cha mẹ chỉ cần có thể mặc ấm cho trẻ là điều rất tốt.

“Trẻ nhỏ sẽ thường hiếu động, nếu ủ quá ấm nhưng khi đến trường học hoặc khi vui chơi mồ hôi toát ra. Nếu không lau kịp sẽ ngấm ngược vào cơ gây viêm hô hấp do nhiễm lạnh”, PGS Dũng phân tích.

Các bậc phụ huynh hãy giữ ấm cơ thể cho trẻ. Đặc biệt là một số bộ phận, đường hô hấp, cổ, tai. Tuy nhiên, phụ huynh không thể bịt kín đường thở của trẻ sẽ gây ngạt thở. Bên cạnh đó, giữ ấm tay chân cũng cần thiết, khi ra ngoài trời nên cho trẻ đeo tất để bảo vệ tay chân.

Khi trẻ ở trong nhà

Bật điều hòa mùa lạnh cũng hết sức lưu ý đến sự chênh lệch nhiệt độ

Bên cạnh đó, nhiều gia đình khi trời lạnh sẽ bật điều hòa nhiệt độ để giữ ấm phòng ở. Điều này là tốt nhưng cũng giống như mùa hè, khi bật điều hòa mùa đông không nên để chênh lệch quá lớn so với ngoài trời. Nên dựa vào tuổi của trẻ để bật mức điều hòa phù hợp.

Trẻ rất dễ ốm, nếu không biết bảo vệ đúng cách

Không để gió thổi trực tiếp vào người trẻ, không nằm trong khoảng không gian điều hòa thổi vào. Đối với trẻ sơ sinh, nên để nhiệt độ phòng khoảng 30 độ. Đối với các trẻ lớn hơn nên để nhiệt độ thấp hơn. Các trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể đặt nhiệt độ phòng khoảng 24-25 độ C.

Lời khuyên của bác sĩ

Khi vào nơi kín gió như trong nhà, phòng học cha mẹ không nên ủ ấm cho trẻ quá mức. Nhất là nhất là khi trẻ hoạt động vui chơi vì dễ ra mồ hôi ngấm ngược vào cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, cơ thể của trẻ để trẻ thoải mái vui chơi. Ngoài vấn đề không để trẻ nhiễm lạnh, các bậc phụ huynh cần chú ý đến môi trường sống của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Tắm cho trẻ mùa lạnh cần phải thực hiện nhanh

Ông bà ta vẫn quan điểm cho rằng không nên tắm cho trẻ khi trời lanh. Thế nhưng điều điều này hoàn toàn là sai lầm. Dù thời tiết lạnh, bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ ít nhất 2 ngày/lần. Tắm sạch sẽ cho bé để bé luôn khỏe khoắn, sạch sẽ.

Thời gian gian các mẹ cũng cần quan tâm, tránh tắm quá sớm hoặc quá muộn. Không nên pha nước tắm quá nóng vì sợ con lành. Đặc biệt khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, tắm tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh.

Luôn để trẻ thoải mái vui chơi và ra ngoài đi được mặc ấm

Lời khuyên của bác sĩ

Không nên mặc bỉm cho trẻ suốt ngày. Trẻ thường dễ bị hăm, bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da nếu mặc bỉm quá nhiều. Hơn thế nữa, khi trẻ đi tiểu nhiều mà vẫn chưa kịp thay bỉm thì nước tiểu trong bỉm sẽ ngấm ngược và gây lạnh cho trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để nâng cao sức đề khán. Cần phải bảo đảm dinh dưỡng, cung cấp đủ các chất đạm, vitamin, ăn nhiều trái cây, rau xan. Giúp tăng sức đề kháng của cơ thể để chống đỡ với bệnh.

Cuối cùng, không chỉ thời tiết lạnh mà bất cứ khi nào nếu thấy bé có biểu hiện ho, khò khè, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú thì cần được đưa tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị. Hạn chế tình trạng bệnh biến chứng nặng thành viêm phổi.

Nguồn: Eva.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *