Vũ trụ đã từng tồn tại tiểu hành tinh rộng tới 1800km
Vũ trụ luôn là bí ẩn lớn nhất của nhân loại. Vũ trụ bao la rộng lớn với hằng sa vô số những hành tin lớn nhỏ. Mỗi nơi lại là 1 bí ẩn khó giải đáp đối với con người. Bao đời nay, mặc cho nhân loại đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức để tim hiểu. Thế nhưng những gì chúng ta biết chỉ là 1 hạt cát giữa sa mạc. Có thể kể đến bí ẩn lớn chính là hệ Mặt trời. Chỉ tính riêng trong hệ đã tồn tại rất nhiều vũ trụ nhỏ. Mới đây khoa học đã khám phá ra 1 phát hiện mới về hành tinh này. Cụ thể trong hệ mặt trời đã từng tồn tại 1 tiểu hành tinh. Đường kính của nó có thể lên tới 1800km. Nghe thật bất ngờ phải không ?
Phát hiện tiêu hành tinh từ những mảnh vỡ thiên thạch
Phân tích thành phần cấu tạo của mảnh thiên thạch rơi xuống Sudan cho thấy. Rằng nó có thể vỡ ra từ tiểu hành tinh cổ có đường kính 640-1.800 km.
Các nhà khoa học tìm ra bằng chứng cho thấy. Rằng hệ Mặt Trời có thể đã từng tồn tại một tiểu hành tinh lớn tương đương Ceres. Với đường kính khoảng 950 km. Thì Ceres là thiên thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh của hệ Mặt Trời. Nó được xếp loại hành tinh lùn. Nghiên cứu mới đã được đăng trên tạp chí Nature Astronomy hôm 21/12.
Trong nghiên cứu mới. Thì tiến sĩ Vicky Hamilton tại Viện Nghiên cứu Tây Nam cùng các đồng nghiệp đã phân tích một phần nhỏ của thiên thạch Almahata Sitta. Almahata Sitta là một trong 600 mảnh vỡ từ một tiểu hành tinh. Nó nặng 9 tấn và rộng 4 m tiến vào khí quyển Trái Đất năm 2008. Sự kiện đã đánh dấu lần đầu tiên giới khoa học có thể dự đoán tiểu hành tinh đâm xuống Trái Đất. Khoảng 10 kg vật chất từ tiểu hành tinh này đã được thu thập ở Sudan.
Nhóm nghiên cứu của Hamilton đã tìm thấy amphibole trong mảnh thiên thạch Almahata Sitta. Khoáng vật chỉ có thể hình thành ở mức nhiệt và áp suất nhất định. Cùng với sự hiện diện của nước trong thời gian dài. Đây là lần đầu tiên khoáng vật như vậy được phát hiện trong các mảnh thiên thạch.
Những điều kiện như trên không thể tồn tại ở các thiên thể nhỏ trong hệ Mặt Trời. Sự hiện diện của amphibole cho thấy Almahata Sitta phải hình thành trên một thiên thể rất lớn mà ngày nay đã bị hủy diệt. Các nhà khoa học ước tính thiên thể này có đường kính 640-1.800 km.
Tiểu hành tinh thần bí
Mảnh thiên thạch Almahata Sitta mà nhóm nghiên cứu phân tích thuộc loại carbonaceous chondrite (CC). “Các thiên thạch carbonaceous chondrite ghi lại hoạt động địa chất từ những giai đoạn sơ khai của hệ Mặt Trời và cung cấp thông tin về quá khứ của thiên thể mẹ”, Hamilton cho biết.
Thành phần cấu tạo của Almahata Sitta rất độc đáo nhưng có thể không phải là duy nhất. Tiểu hành tinh Ryugu và Bennu cũng sở hữu những đặc điểm cho thấy sự tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Tàu vũ trụ Hayabusa2 (Nhật Bản) và OSIRIS-Rex (NASA) đã thu thập mẫu vật từ hai tiểu hành tinh này. Các nhà nghiên cứu vô cùng trông đợi kết quả phân tích chúng.
“Nếu thành phần của mẫu vật mà Hayabusa2 và OSIRIS-REx mang về khác với những gì chúng ta thu được trong các mảnh thiên thạch thì có khả năng đặc tính vật lý đã khiến chúng không thể tồn tại khi vỡ ra, bay trong không gian rồi tiến vào khí quyển Trái Đất. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng carbonaceous chondrite trong hệ Mặt Trời phổ biến hơn so với số lượng được phản ánh qua tập hợp thiên thạch trên Trái Đất”, Hamilton nhận định.
Nguồn : Vietnamnet.vn