Sặc sữa – 3 cách sơ cứu để cứu mạng trẻ hiệu quả
Sặc sữa được xem là một trong những tai nạn vô cùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Vì thế, các mẹ cần phải trang bị đầy đủ kiến thức và cách sơ cứu hiệu quả để bảo vệ tính mạng của trẻ. Dưới đây là 3 cách sơ cứu trẻ bị sắc sữa, hi vọng sẽ giúp các mẹ xử lý kịp thời nhất cho trẻ, ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra.
Tâm lý của cha mẹ là vô cùng quan trọng, phải luôn bình tĩnh để có thể xử lý hiệu quả. Với công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, các mẹ cũng cần cập nhật và chọn lọc thông tin hiểu quả. Nhờ đó có thể bảo vệ con yêu một cách tốt nhất. Đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến đến tính mạng của trẻ sơ sinh.
Mục lục
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh nếu bị sặc sữa và không được phát hiện và sơ cứu kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, khả năng để lại di chứng lâu dài cũng có thể xảy ra. Vì thế việc thực hiện sơ cấp cứu cũng phải thực hiện đúng quy trình và kịp thời.
Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc sữa. Bé vào viện trong tình trạng khá nặng. Trước khi bị sặc sữa nhập viện, em bé này cũng đã phải nằm viện do viêm phổi và vừa được xuất viện vài ngày.
Bé không may bị sặc sữa, sữa trào lên mũi và ra đầy mặt. Một phần lượng sữa bị sặc cả vào phổi nên phải nhập viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bé phải thở máy, hiện các bác sĩ vẫn đang tích cực điều trị, theo dõi.
Nguyên nhân và cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa
Nguyên nhân
Trước đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận một trường hợp là cháu bé 2 tháng tuổi bị sặc sữa. Bé nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, mềm nhũn người, ngừng thở….Ngay sau khi tiếp nhận các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh đã hồi sức tim, cấp cứu và may mắn bé gái này đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Được biết, việc cho trẻ uống sữa và bị sặc sữa là rất phổ biến hiện nay. Bé bị sặc sữa sẽ có hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở. Nguyên nhân chính thường sẽ là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế. Hoặc cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ quá nhiều. Những trẻ sử dụng bình bú có núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp,…
Dấu hiệu nhận biết
Theo bác sĩ Lê Thị Hà (khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, BV Nhi Trung ương), ngạt thở do sặc sữa ở trẻ nhỏ nếu được xử lý đúng cách trong những phút đầu tiên ngay sau khi bé bị sặc sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Vì thế theo bác sĩ Hà, có nhiều dấu hiệu điển hình nhận biết trẻ bị sặc sữa như:
- Khi trẻ đang bú (hoặc sau bú) đột ngột ho mạnh, sặc sụa, tím tái, khóc thét
- Sữa sau khi bú xong bị trào ra mũi, miệng của trẻ. Trẻ có dấu hiệu bị hốt hoảng, da xanh tái, cơ thể mềm nhũn. Hoặc co cứng, đây chính là dấu hiệu quan trọng của việc trẻ bị sặc sữa.
- Nếu gặp phải trường hợp nặng, trẻ có thể bị ngưng tim, ngưng thở. Đồng thời cơ thể tử vong nếu không được xử trí sơ cấp cứu kịp thời.
Sơ cứu ban đầu nếu
Bác sĩ cho biết, việc sơ cấp cứu ban đầu rất quan trọng để cứu sống bé bị sặc sữa. Để tình trạng này không sảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ Hà cho rằng các bà mẹ nên cho con bú đúng tư thế. Nếu chẳng may rơi vào tình huống trẻ bị sặc sữa, các bà mẹ cần hết sức bình tĩnh và sơ cứu trẻ theo các bước sau:
Vỗ lưng, ấn ngực
Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải. Sử dụng lòng bàn tay còn lại để vỗ nhẹ vào lưng của bé. Vỗ nhanh 5 cái vào lưng trẻ nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống xuất sữa ra khỏi đường hô hấp của trẻ.
Trường hợp nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Sử dụng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn nhẹ 5 cái ở nửa dưới của xương ức. Sau đó ấn nhẹ dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm. Lặp lại đến 5 – 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
Khai thông đường thở
Sử dụng miệng hút mạnh vào mũi và miệng trẻ. Hút kỹ lượng sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở
Đừng quá sợ hãi, cha mẹ có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt. Cụ thể, ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Nguồn: Eva.vn