Hợp tác độc quyền bảo hiểm nhân thọ với các ngân hàng
Chuyện một người đến ngân hàng để gửi tiền thì đã quá bình thường. Thế nhưng, bạn thử nghĩ xem, khi vào ngân hàng được nhân viên mời mua bảo hiểm nhân thọ? Vì sao lại xảy ra tình huống này? Cũng là do chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ngày càng siết chặt hơn. Các ngân hàng muốn tồn tại trong thị trường đầy biến động; họ cần phải tìm các nguồn thu khác, trong đó bảo hiểm là ưu tiên hàng đầu.
Các ngân hàng một vài năm trở lại đây đã liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thông qua mua bảo hiểm. Ưu đãi đó có thể là giảm lãi suất hay tặng tài khoản số đẹp. Cũng nhận ra được lợi ích của việc hợp tác với các ngân hàng; các công ty bảo hiểm bắt đầu chú trọng đến kênh bán bảo hiểm này hơn.
Nhiều thương vụ “bạc tỷ” giữa công ty bảo hiểm đã diễn ra/ Mới đây là sự hợp tác độc quyền giữa các ngân hàng với các bảo hiểm đã diễn ra. Đây hứa hẹn sẽ tạo ra những điểm mới giữa 2 ngành cực Hot hiện nay bảo hiểm – ngân hàng.
Ngân hàng – bảo hiểm bắt tay với nhau
Liên tiếp trong chưa đầy 2 tuần qua đã có 2 thương vụ độc quyền ngân hàng phân phối bảo hiểm (bancasurrance) làm nóng thị trường này sau 1 năm khá trầm lắng.
Dù ảnh hưởng của COVID-19 khiến doanh thu ngành bảo hiểm năm qua tăng chậm hơn, nhưng mức tăng trưởng này vẫn đạt 2 con số, ở mức hơn 15%. Bancassurance tiếp tục đóng vai trò then chốt trong duy trì đà tăng này.
Vietinbank – Manulife
Vietinbank, Manulife và mới đây nhất là thương vụ độc quyền 15 năm ACB phân phối cho Sun Life chính thức từ ngày 1/1/2021. Riêng thương vụ sau đã tiết lộ giá trị lên tới 370 triệu USD.
Lý giải khoản phí này, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm chia sẻ; việc phối hợp với ngân hàng đã mang lại doanh thu ấn tượng. Cuối năm 2019, cái bắt tay với một ngân hàng khác đã giúp công ty bảo hiểm này thu về tới khoảng 1 nửa doanh thu cả năm qua.
Sun Life – ACB
Ông Larry Madge, Tổng Giám đốc Sun Life Việt Nam cho hay: “Với uy tín và năng lực tư vấn của ngân hàng; cũng như độ phủ lớn, khách hàng có thể lựa chọn để tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm trên mọi nền tảng. Cùng với xu hướng số hóa ngành tài chính – ngân hàng hiện nay; trải nghiệm người dùng sẽ được tối ưu”.
Trải nghiệm người dùng cũng được cho là lý do chính mà kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng trở nên hấp dẫn với khách hàng như vậy.
“Trên thực tế doanh số bảo hiểm bán cho người vay không nhiều; mà phần lớn là ở phía người gửi thông qua các sản phẩm bảo hiểm đầu tư” – ông Văn nói.
Theo đại diện Hiệp hội Bảo hiểm, dù COVID-19 tác động tiêu cực tới hoạt động bán và tư vấn bảo hiểm năm qua; nhưng ngược lại nhận thức về bảo hiểm của người dân lại thay đổi rõ rệt.
Trên thị trường cũng có các bảng thống kê và “xếp hạng” doanh số bán bảo hiểm của các NH theo từng tháng. Theo bảng thống kê mà PV có được; vị trí dẫn đầu đang thuộc về VIB, kế đến là MB, Techcombank, SCB, ACB, VPBank, Sacombank.
Với tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trên GDP khoảng 1,4% như hiện nay; thấp hơn so với trung bình ASEAN ở mức 3 – 4% GDP. Ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Nguồn: Vtv.vn